12 kiểu trader thường gặp trong thị trường Crypto. Bạn thuộc kiểu trader nào?

MrCoin

Newbie
Bài viết
11
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Phân tích
Kiến thức
Trong thị trường tiền điện tử luôn tồn tại nhiều phong cách giao dịch khác nhau. Đi cùng với các phong cách đó chính là người áp dụng nó. Tuy đa dạng về thể loại và tính cách nhưng chúng vẫn có điểm chung. Và từ những khuôn mẫu chung ấy chúng ta có thể phân loại thành 12 kiểu trader phổ biến nhất. Cùng đọc bài viết này và xem liệu bạn có phải là một trong số đó hay không nhé!

1.Bò tót​

Trong tự nhiên, bò tót sẽ húc từ dưới lên khi tấn công . Chính độc tác này mô tả hình ảnh leo dốc của thị trường. Đây chính là một trong những tập hợp trader phổ biến nhất trên thị trường crypto.
ck-15470075918751598548139-crop-15470076012151225242961.jpg
ck-15470075918751598548139-crop-15470076012151225242961-300x187.jpg

Ban đầu, thuật ngữ này xuất hiện trong giới đầu tư vào thế kỷ 18. Chính giai đoạn này cũng ghi nhận những tổ chức tài chính trở nên phổ biến. Bull là tên nhân vật chính trong một loạt các câu chuyện châm biếm tác giả John Arbeth. Hình ảnh “Bull” gắn liền một người Anh được mập mạp, sở hữu bụng to và đôi chân gầy. Tính cách của người này cũng có phần phản ánh trader Bull. Do tính tình thoải mái và thường sử dụng vốn hiệu quả tạo lợi nhuận tốt.
Trên thị trường tiền điện, trader tập trung vào các loại tiền điện tử đã có thâm niên như Bitcoin, Ethereum. Mục đích chính là đảm bảo tính thanh khoản. Sau đó canh thời điểm mua hàng ở giá thấp và bán khi giá lên cao. Giao dịch kiểu này có thể kéo dài không giới hạn thời gian. Nếu giá trị của tài sản tăng lên chỉ cần bán và thu về lợi nhuận, nếu không lên thì vẫn có thế giữ tiếp.

2.Gấu​

Đã nhắc đến Bull thì nhất định phải có Bear. Gấu là đại diện cho các nhà đầu tư giá xuống. Sở dĩ gọi là gấu bởi vì động tác tấn công của Gấu từ trên xuống. Hình ảnh này mô tả biểu đồ thị trường khi lao dốc.
bear-market-markets-are-falling-1.jpg
bear-market-markets-are-falling-1-300x205.jpg

Bear-Bull cân bằng thị trường
Những trader Bear này cũng đông không kém Bull trên thị trường tiền điện tử. Các nhà đầu tư gấu có chiến lược đầu tư ngược lại với những con bò tót. Bear thường tin vào việc thị trường đi xuống. Do đó Bear thường xuyên đặt các lệnh bán khống. Từ đó thu về lợi nhuận trong chênh lệch giá.
ichimoku-300x168.jpg
1042_cv.jpg
Tuy nhiên khi đến gần ngày đáo hạn phái sinh, nếu phe Bò chiếm ưu thế. Nghĩa là giá trên thị trường cao hơn giá Bear bán khống. Lúc này Bear sẽ đẩy một lượng lớn tài sản ra nhằm tăng cung ép giá xuống tránh thiệt hại. Điều này tạo ra một lực cân bằng với trader phe Bò. Cả hai lực này trên thị trường giúp tạo ra xu hướng cũng như duy trì tính thanh khoản. Có thể cho rằng chính từ hai nhân tố này đã giúp duy trì thị trường.
Bán khống – Con dao hai lưỡi
18p1-1050x550-1-300x157.jpg
18p1-1050x550.jpg
Trong giai đoạn Bitcoin trượt dốc sau năm 2017, những nhà đầu tư có kinh nghiệm đã nắm giữ vị thế này rất chắc chắn. Bill Gates đã từng chia sẻ rằng nếu có cơ hội ông chắc chắn sẽ bán khống Bitcoin vào năm 2018. Tuy nhiên công cụ này là một con dao hai lưỡi. Đã từng có một trader tự tử vì lệnh bán khống này. Một trader Trung Quốc đã tự tử sau khi đặt lệnh bán khống trị giá 160 triệu USD và thất bại. Trader này là co-founder và CEO của nền tảng phân tích thị trường crypto BTE.TOP.

3.Cá Voi​

Cá voi là những nhà đầu tư, tổ chức trên thị trường giữ rất nhiều tiền điện tử. Số lượng cá voi trên thị trường cực kì hạn chế. Những người này hiểu rất rõ và tường tận về tài sản kỹ thuật số. Ngoài ra, họ còn là những người tham gia thị trường tiền điện tử từ rất sớm, khi nhiều người còn chưa biết đến.
1-billion-dollar-worth-of-Bitcoin-bought-by-a-whale-300x154.jpg
1-billion-dollar-worth-of-Bitcoin-bought-by-a-whale.jpg
Những con cá voi trên thị trường rất ít giao dịch. Họ luôn giữ thái độ bình tĩnh và quan sát. Hoạt động chính của cá voi “tọa sơn quan hổ đấu”. Những trận chiến nảy lửa đến từ Gấu và Bò liên tục diễn ra trên thị trường. Quy mô của những trận giao đốc này thường quá nhỏ so tổng tài sản của cá voi. Nếu muốn dàn xếp hoặc tham gia thì cá voi phải chịu mức rủi ro cao nhưng phần thưởng lại không xứng đáng. Đây chính là lý do mà cá voi thường không tham gia giao dịch.
Ngoài ra, việc cá voi tham gia giao dịch với hàng trăm ngàn BTC có thể thay đổi toàn bộ xu hướng trên thị trường. Có thể nói rằng, bất kỳ hành động nào của cá voi đều là lời cảnh báo trước những thay đổi trên toàn thị trường.
Cách cá voi thao túng thị trường
Tuy không tạo ra sân chơi, nhưng cá voi có thể khiến cả cộng đồng chơi theo luật riêng của nó. Với ưu điểm về vốn hóa của mình, cá voi có thể tiếp cận thị trường bằng những chiến lược mà thị trường không ngờ tới.
whale manipulate

Ví dụ cụ thể, nếu cá voi nắm giữ một lượng lớn tài sản biết về bất kỳ sự kiện quan trọng nào sắp tới. Hoặc đơn giản chỉ là muốn gom nhiều hàng hơn nữa. Tất cả những gì cá voi cần làm là đặt một lệnh bán với giá thấp hơn so với những người khác. Điều này sẽ buộc những người chơi trên thị trường không thể chống chọi với xu hướng giảm của giá. Các lệnh mua tiếp theo sẽ khớp lệnh của cá voi khi nguyên tắc giao dịch ưu tiên về giá.
Sự hoảng loạn của thị trường trong trường hợp này được bảo hiểm bởi chính cá voi. Cá voi sẽ không để thị trường sụp đổ. Khi đạt đến mốc mong muốn, vẫn là cá voi lại mua lại tài sản giảm giá và hủy những lệnh đã đặt bán còn lại của mình. Kỹ thuật giao dịch này được gọi là “wall of sales”.

Nai sừng tấm (Elk)​

Elk trong tiếng Anh là con nai sừng tấm. Thuật ngữ này được các nhà đầu tư ám chỉ những đối tượng đem lại thua lỗ. Thật ra, giải thích từ này phải bắt nguồn ở tiếng Nga. Elk trong tiếng này nghĩa là “mất mát”. Con nai ám chỉ những trader tham gia trên thị trường luôn hứng chịu thất bại. Họ thường thực hiện các giao dịch không đem lại lợi nhuận. Ngoài ra, trader thuộc dạng này còn thường xuyên đầu tư vào các tài sản “trời ơi đất hỡi” và chịu lỗ.

n-trader elk


Việc hình thành những con nai này đến từ một hai phiên có quyết định sai lầm nhưng không dứt khoát. Các trader không chịu cắt lỗ và phải chịu lỗ sâu hơn. Sau đó bắt đầu mù quáng với khoản lỗ đó và liên tiếp ra những quyết định sai lầm tiếp theo dẫn đến trader gắn liền với con nai. Ban đầu các trader mới tham gia thị trường đa phần là những con nai này.

Cừu​

Những có cừu luôn sợ sệt không quyết đoán. Cừu sợ mua, sau đó thị trường lên điểm và hối tiếc. Khi đã mua hàng, giá lên cao rồi nhưng bị sụt giá, cừu lại không dám bán.
Shaun_the_sheep_1527887c.jpg
Những nhà giao dịch tiền điện tử luôn có tâm sợ hãi và thiếu quyết đoán được gọi là cừu. Trên thị trường, trader kiểu này có thể được thể hiện như một người “đã biết gì đó, có tin gì đó” nhưng sợ làm sai và sau đó hùa theo đám đông. Cừu thường xuyên bị dắt mũi và tiêu diệt bởi Sói. Sói có thể theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường crypto hằng ngày. Sau đó phân tích tình hình của cừu rồi dần dần dẫn cừu vào bẫy lúc nào không hay.
Nếu những con cừu mua vào, chúng có thể biến thành bò đực, và nếu bán chúng sẽ biến thành gấu. Với những biến động mạnh trên thị trường thì cừu thường chịu những khoản thất thoát tài sản rất lớn. Những nhà đầu tư cừu này thường sẽ bị đào thải sớm khỏi thị trường. Bởi vì tâm lý yếu và thiếu quyết đoán đem lại nỗi sợ thất bại lần tiếp theo khi giao dịch.

Chuột Hamster​

Hamster chính là những đầu tư hay đặt những câu hỏi như: “Tôi đã đầu tư 100 đô la khi nào tài sản của tôi lên đến 100.000.000 đô la? Tại sao không phải là ngày mai, ngày mốt? ”
how-not-to-become-a-crypto-hamster.jpg
Những trader Hamster có nhiều hành động giống với các trader cừu trên thị trường. Cả hai loài động vật đều dễ dàng biến thành bò đực và gấu. Thường xuyên bị hiệu ứng tâm lý bầy đàn. Hành động theo quy tắc “như mọi người, tôi cũng vậy, vì số đông luôn đúng”. Cừu và Hamster thường xuyên bị các dạng trader khác hút cạn vốn. Tuy nhiên, Hamster tham lam hơn Cừu nhiều lần. Những con cừu sau khi thất bại sẽ rời bỏ thị trường. Còn những con Hamster vẫn tiếp tục bám trụ trên thị trường và chơi tiếp những game sau.
Vì giới hạn số lượng từ trên diễn đàn crypto4me nên Mr Coin không thể viết đầy đủ các dạng trader, bạn có thể xem đầy đủ bài viết: Tại Đây
Xem Thêm: Cá mập crypto là gì? Tại sao chúng ta cần quan tâm nhưng không cần sợ hãi?
 

Đính kèm

  • trade-setup.png
    trade-setup.png
    63.8 KB · Xem: 15
Chỉnh sửa lần cuối:
Nhắc nhở về đăng bài:
- Không Spam link
- Đăng bài hiện thị đầy đủ nội dung
 
Bên trên