Nga tấn công Ukranie gây hậu quả kinh tế to lớn như thế nào đến các gia đình ở Mỹ?

MinhTrang

Newbie
Bài viết
8
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đang diễn ra ở Đông Âu tưởng chừng chỉ dừng lại ở hai quốc gia nhưng thực chất lại gây hậu quả kinh tế lên toàn thế giới. Đó là bởi vì toàn cầu hóa là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới, nền kinh tế và thị trường tài chính cũng được kết nối với nhau. Như đại dịch Covid 19 đã chứng minh, các sự kiện diễn ra ở bán cầu này có thể gây ra làn sóng xung kích (sự náo động) ở bán cầu còn lại.

Trong trường hợp này, cuộc tấn công của Nga vào Ukraine có thể làm tăng chi phí sinh hoạt vốn đã cao ở Mỹ, làm xáo trộn các danh mục đầu tư và thậm chí có thể làm chậm sự phục hồi kinh tế.

Nhà kinh tế học Joe Brusuelas của RSM cho biết: " Các hộ gia đình tầm trung ở Mỹ sẽ phải gánh chịu nặng từ cuộc tấn công Ukraine của Vladimir Putin"

"Đau hơn khi bơm"

Giá dầu đã tăng lên mức chưa từng thấy kể từ năm 2014, một phần do cuộc xung độ này có thể làm mất nguồn cung năng lượng từ Nga.

Nga là một siêu cường quốc về năng lượng, sản xuất 9.7 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2021, theo Rystad Energy. Con số đó chỉ đứng sau Hoa Kỳ và lượng dầu nhiều hơn cả Iraq và Canada sản xuất cộng lại.
Nguồn cung đã không theo kịp nhu cầu và các nhà đầu tư đang cảnh giác cao độ về bất kỳ sự thiếu hụt nguồn cung nào có thể xảy ra theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả cơ sở hạ tầng bị hư hại trong chiến tranh, các lệnh trừng phạt đối với Nga hoặc Moscow chuyển sang vũ khí hóa hoạt động xuất khẩu.

JPMorgan cảnh báo giá dầu có thể "dễ dàng" vọt lên 120 USD/thùng do khủng hoảng. Đồng thời JPMorgan còn cho biết, trong trường hợp xuất khẩu dầu của Nga giảm một nửa, dầu thô sẽ tăng lên 150USD/thùng.
Giá dầu tăng đột biến ít nhất có thể được bù đắp một phần bằng cách các quốc gia tiêu thụ giải phóng kho dự trữ khẩn cấp và OPEC tăng cường sản xuất.

Lạm phát

Lạm phát là vấn đề lớn nhất mà nền kinh tế Mỹ phải đối mặt. Và cuộc tấn công của Nga có thể làm cho nó thậm chí còn tồi tệ hơn.
Theo phân tích của RSM chia sẻ với CNN, dầu hiện ở mức 110 USD/thùng nhưng nếu chạm mốc 110 USD, tỷ lệ lạm phát cả năm sẽ có thể tăng trên 10%. Con số này tăng từ 7.5% hiện tại. Lạm phát của Mỹ đã không tăng lên 10% kể từ năm 1981.

Không chỉ giá máy bơm tăng mà giá dầu và khí đốt tự nhiên cao hơn sẽ làm tăng chi phí sưởi ấm trong nhà và chi phí điện. Giá năng lượng cao hơn sẽ làm cho chi phí vận chuyển và đầu vào tăng cao đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp rất có thể sẽ chuyển ít nhất một phần chi phí này cho người tiêu dùng dưới dạng tăng giá.

Ngoài năng lượng, các mặt hàng khác có thể gặp biến động về giá. Nga là quốc gia sản xuất kim loại lớn, bao gồm Nhôm và Paladium. Nga cũng xuất khẩu lúa mì lớn nhất, trong khi đó Ukraine là nước xuất khẩu lúa mì và ngô đáng kể.

David Kelly, chiến lược gia toàn cầu tại JPMorgan Funds, đã viết một báo cáo vào tuần trước: "Tất cả những điều này sẽ xảy ra vào thời điểm nguồn cung hàng hóa căng thẳng hơn sơ với trước đó."

Tất nhiên, áp lực lạm phát có thể còn lớn hơn đối với người châu Âu

Nhiễu loạn thị trường

Chỉ số Dow giảm 700 điểm vào buổi sáng sau cuộc tấn công, các nhà đầu tư lo sợ khả năng xảy ra cú sốc dầu mỏ, lạm phát cao hơn và các chế độ trừng phạt.
Sự suy thoái thị trường kéo dài sẽ quét sách của cải của các gia đình được tích lũy trên thị trường chứng khoán và tài khoản hưu trí. Bất ổn thị trường cũng có thể làm giảm niềm tin của người tiêu dùng và các doanh nghiệp.

Tăng trưởng kinh tế chậm lại

Phân tích RSM cũng cho thấy rằng giá dầu tăng vọt lên 110 đô la sẽ làm giảm GDP của Mỹ đi một điểm phần trăm.
Điều đó không gây ấn tượng mạnh như tác động của lạm phát, nhưng nó vẫn đáng kể khi nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn chưa hồi phục hoàn toàn vì hậu quả của đại dịch Covid 19 trước đó.

Chi phí vay cao hơn

Nếu lạm phát tăng vọt trên 10%, Cục Dự trữ Liên bang sẽ chịu áp lực đẩy mạnh cuộc chiến nhằm kiểm soát giá cả. Điều đó có nghĩa là tốc độ tăng lãi suất nhanh hơn để hạ nhiệt lạm phát.

Việc Fed tăng lãi suất sắp tới sẽ làm tăng chi phó đi vay cho người tiêu dùng đối với mọi thứ, từ thế chấp, vay mua ô tô đếm thẻ tín dụng. Tỷ lệ thế chấp đã tăng vọt lên mức trước Covid trong những tuần gần đây, đưa ra một thách thức mới đối với người mua nhà.

Ở mức tối thiểu, tình hình Nga - Ukraine sẽ làm phức tạp thêm nhiệm vụ vốn đã khó khăn của Fed là kiềm chế làm phát mà không gây ra suy thoái.

Tấn công mạng

Khi xung đột Ukraine leo thang, Mỹ cũng chuẩn bị tinh thần cho các cuộc tấn công mạng của Nga.

Vụ hack Đường ống Thuộc địa vào năm ngoái đã cho thấy một cuộc tấn công mạng có thể gây rối loạn như thế nào trong thế giới thực. Vụ xâm nhập mạng đã đóng cửa một trong những đường ống quan trọng nhất ở Mỹ, làm dấy lên hoạt động mua bán hoảng loạn khiến nhiều trạm xăng ở Đông Nam bị bỏ trống.
Một cuộc tấn công mạng thành công vào hệ thống tài chính của Mỹ - mối lo ngại hàng đầu của Chủ tịch Fed Jerome Powell - có thể còn gây xáo trộn hơn nữa.

Một cuộc tấn công mạng chỉ là một ví dụ cho thấy tình hình Nga-Ukraine có thể tràn vào cuộc sống hàng ngày.
Kelly của JPMorgan nói: “Các cuộc chiến diễn biến theo những cách không thể đoán trước được. Không ai nên cho rằng họ có thể nhìn thấy tất cả các tác động của một cuộc chiến tranh ngay từ đầu."
 
Bên trên