Solana platform? Liệu bạn đã hiểu hoàn toàn về Solana?

landam

Newbie
Bài viết
66
Điểm tương tác
0
Điểm
6
Solana là một nền tảng Blockchain mới, được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm đi trước của các công ty sáng tạo hàng đầu thế giới. Nó cung cấp giải pháp mở rộng ưu việt, khắc phục những điểm yếu hiện đang tồn tại, đã nhận được rất nhiều sự chú ý vào năm 2020 đồng thời đã có những bước tăng trưởng đáng kinh ngạc trong nửa đầu năm 2021, được cho là sẽ có tốc độ tăng trưởng có thể cạnh tranh với Binance Smart Chain trong thời gian sắp tới.

Dự án Solana là gì?​

Về cơ bản, Solana là một dự án Smart Contract Platform hiệu suất cao có mã nguồn mở, tích hợp nhiều công nghệ mới, độc đáo giúp gia tăng tốc độ giao dịch và đảm bảo cho yếu tố bảo mật. Đồng thời, nhờ nâng cấp phần cứng, dự án cung cấp khả năng gia tăng lên tới hàng trăm ngàn giao dịch mỗi giây.
Hệ sinh thái của Solana sử dụng giao thức PoS (Proof of Stake), với những đặc điểm nổi bật nếu so với những hệ sinh thái khác như sau:
  • Thông lượng cao: Solana đang hỗ trợ ở mức 65,000 TPS và còn giữ khả năng gia tăng thông qua việc nâng cao phần cứng của Leaders.
  • Độ trễ: Chỉ khoảng 600ms – 800ms.
  • Phí giao dịch thấp: xấp xỉ 0.00005 SOL (khoảng 0.0025$ ).
  • Ngôn ngữ lập trình: RUST, C, C ++ và Libra’s Move.

Đội ngũ phát triển của Solana:​

Dự án Solana được phát triển bởi các chuyên gia đến từ các tập đoàn hàng đầu thế giới như Qualcomm, Intel và Dropbox:
  • Founder & CEO: Anatoly Yakovenko – từng là kỹ sư phần mềm tại Mesosphere và Dropbox; Giám đốc kỹ thuật cấp cao tại Qualcomm Boulder và là Co-Founder của Alescere.
  • Founder & CTO: Greg Fitzgerald – cựu kỹ sư phần mềm cao cấp của Qualcomm Boulder, Alescere và là cựu giám đốc của Odama Health; Founder & CEO của Sano.
  • Data Science & Tokenomics: Erics Williams – nhà đồng sáng lập kiêm cựu giám đốc dữ liệu tại Motion, từng làm việc tại CERN.
Solana ecosystem
Hệ sinh thái của Solana

Giá trị của Solana?

Solana ra đời vào năm 2017, thời điểm mà tốc độ của blockchain thì chậm còn thuật toán của Bitcoin có rất nhiều hạn chế. Từ đó, những nghiên cứu về một nền tảng blockchain mới với tính năng bảo mật tốt và scale nhanh hơn đã được tiến hành, cho ra đời Solana tích hợp 8 yếu tố sau:
  • Giải pháp PoH (Proof of History): Những hệ thống cũ mất rất nhiều thời gian để đạt được đồng thuận về thứ tự giao dịch. POH sẽ giúp xác nhận và ghi chép lại thời gian, cho phép các giao dịch có thể được ordered một cách tự động. Như vậy, một Leader sẽ được chọn để giữ nhiệm vụ ghi chép và xác nhận các giao dịch. Nếu phần cứng của “Leader” xử lý công việc càng nhanh, mạng Solana cũng sẽ nhanh chóng được kéo theo. Và tất nhiên là các “Leader” sẽ luôn được thay đổi thường xuyên.
  • Cơ chế đồng thuận Tower BFT: Solana sử dụng cơ chế đồng thuận Tower BFT, một thuật toán giống PBFT (Practical Byzantine Fault Tolerance), được thiết kế với mục đích tận dụng lợi thế của PoH, từ đó giảm chi phí liên lạc và độ trễ khi thực hiện giao dịch. Sẽ có một cuộc biểu quyết được diễn ra và nếu ⅔ số người bỏ phiếu, Tower BFT sẽ đưa đến quyết định cho thứ tự sự kiện.
  • Sealevel: Sealevel là công cụ xử lý giao dịch song song sở hữu khả năng mở rộng theo chiều ngang trên GPU và SSD, khác với các blockchains khác chỉ xử lý đơn nhất theo một chiều.
  • Giao thức Turbine: Có một thực tế là trong quá trình truyền tải dữ liệu, thời gian sẽ tăng lên tỉ lệ thuận với số nút mạng được tăng thêm. Để giải quyết vấn đề này, dựa trên ý tưởng của BitTorrent, Turbine được ra đời với vai trò là giao thức truyền chuỗi khối thông tin trên Blockchain.
Với Turbine, mỗi thông điệp lớn đều sẽ được liên tục chia nhỏ khi gửi đến nhiều peers khác nhau, từ đó gia tăng tốc độ xử lý.
  • Pipelining: là máy ảo sử dụng LLVM để biên dịch mã cho GPU, cho phép Solana tận dụng tối đa công năng của phần cứng từ đó xử lý hàng ngàn giao dịch đồng thời trên GPU.
  • Gulf Stream : Trong Solana, Gulf Stream loại bỏ khu vực chờ đợi của các giao dịch. Các giao dịch sẽ được Clients và validators chuyển tiếp đến Leader, như vậy quá trình xác nhận giao dịch sẽ được diễn ra nhanh hơn. Và khi đó, các giao dịch có thể được xử lý trước thời hạn, khối lượng giao dịch được xử lý có thể lên đến 50.000 mỗi giây.
  • Archivers: Trong Solana, dữ liệu được chia nhỏ và chuyển đến lưu trữ tại mạng lưới Archiver.
  • Cloudbreak: Do tốc độ xử lý quá nhanh, Solana cần đến cơ sở dữ liệu Disk I/O – một cấu trúc cho phép hệ thống đồng thời thực hiện đọc và ghi dữ liệu từ đó khắc phục tắc nghẽn trong quá trình xử lý.
2dde1146856049b0825c1bae268762c8-1-1024x576.png
(Solana mang lại nhiều kỳ vọng )
Tổng kết lại, ta có thể thấy rằng, Solana là một dự có hàm lượng công nghệ cao, đang phát triển rất nhanh và mạnh mẽ, góp phần giải quyết đa phần những tồn tại hiện có với những giải pháp tối ưu có lợi cho người dùng. Thể hiện tiềm năng phát triển nhanh và mạnh mẽ.
Trong tương lai, hệ sinh thái Solana sẽ hướng đến các dự án về DeFi và sau đó sẽ là các mảng về Game hay NFT… Với tầm nhìn trở thành một trong những blockchain platform mạnh mẽ cạnh tranh với những sừng sỏ ở thời điểm hiện tại như Ethereum và EOS.
Xem chi tiết tại : https://cryptogo.net/solana-platform-lieu-ban-da-hieu-hoan-toan-ve-solana/

Xem thêm : https://cryptogo.net/polygon-binh-moi-ruou-cu-cua-matic-tham-vong-cuc-lon/

Mọi ý kiến đóng góp liên hệ:

Trang Chủ CryptoGo: www.cryptogo.net
Group Chat Telegram CryptoGo: @CryptoGo

Channel Telegram CryptoGo: @Channel_CryptoGo
Fanpage CryptoGo: https://www.facebook.com/CryptoGo.Net
Group Facebook CryptoGo: https://www.facebook.com/groups/cryptogo.net



#crypto #blockchain #cryptoGo #cryptoGoVn #kiến_thức_blockchain #xu_hướng_phong_trào #lending #cryptocurrency_knowledge #cryptocurrency
 
Bên trên