Bài viết
9
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Từ lúc xuất hiện cho đến nay, đã có những xu hướng định hình nên sự phát triển của cả nền crypto và góp phần mang crypto trở nên “mainstream” hơn đối với mọi người.

ICO, IEO, IDO mang đến dòng tiền mới vào thị trường. DeFi mang nền tài chính triển khai trên Blockchain và phát triển chúng lên một tầm cao mới. Gaming với cơ chế Play-to-earn giúp tiền tệ hóa (monetize) nền công nghiệp game và đưa lợi ích thật sự tới với các game thủ.

Tuy nhiên, cryptocurrency vẫn còn là một không gian mới với rất nhiều tiềm năng chưa được khai phá. Và Social-Fi (hiện tại vẫn chưa có thuật ngữ mô tả chính xác nên mình mạn phép sử dụng thuật ngữ này), được dự báo có thể sẽ trở thành một xu hướng không hề thua kém, thậm chí có thể vượt qua những xu hướng cũ về giá trị trong tương lai.

Social-Fi sẽ được cấu thành từ hai yếu tố: Decentralized Social Media (Phương tiện truyền thông xã hội phi tập trung) và Social Token (Token xã hội) mà mình sẽ trình bày trong phần tiếp theo.

Social-Fi-Big-trend-tiếp-theo-trong-crypto01.jpg

Vấn đề với các phương tiện truyền thông xã hội truyền thống

Các trang mạng xã hội truyền thống lưu trữ thông tin dữ liệu mà người dùng cung cấp vào các máy chủ tập trung. Vậy nên đây luôn là miếng mồi ngon mà các hacker luôn nhắm đến. Điển hình là gần đây, đã xảy ra vụ việc Facebook để rò rỉ thông tin của hơn nửa tỷ người dùng trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó, luôn có những câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có thật sự là khách hàng, là người dùng của các trang mạng xã hội hay chỉ là một sản phẩm trong cuộc chơi của những các trang mạng xã hội và các công ty quảng cáo? Việc chúng ta dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội có mang lại được lợi ích kinh tế nào cho bản thân không?

Và lời giải cho những câu hỏi này đã được trả lời khi các phương tiện truyền thông xã hội phi tập trung xuất hiện.


Decentralized Social Media – Nơi người dùng là ưu tiên hàng đầu

Decentralized Social Media (Phương tiện truyền thông xã hội phi tập trung) là các nền tảng truyền thông xã hội được phát triển dựa trên công nghệ sổ cái phân tán (hay còn được gọi là công nghệ blockchain).

Sự khởi đầu của các phương tiện truyền thông xã hội phi tập trung bắt đầu từ tháng 7/2016,khi lập trình viên blockchain Dan Larimer phát minh ra Steemit. Nền tảng truyền thông xã hội phi tập trung này tiên phong cho phép người dùng kiếm được phần thưởng là các token Steem thông qua việc đăng bài, chia sẻ và bình luận về nội dung của bài viết.

Kể từ đó các nền tảng xã hội tương tự khác đã xuất hiện, hứa hẹn về việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng cũng như khuyến khích người dùng sáng tạo nội dung, tương tác và kiếm tiền từ những hoạt động của bản thân. Mình sẽ lấy Polkasocial là một ví dụ điển hình cho mô hình hoạt động như vậy.

Sự phát triển của Social Token
Trong một thời gian dài, những nhà sáng tạo nội dung đã bị hạn chế trong việc kiếm tiền từ các tác phẩm của họ. Và đồng thời, các fan sẽ ít có cơ hội được đồng hành trong quá trình sáng tạo của họ.

Social Token là loại token được tạo ra xung quanh một cá nhân, nhóm, nhà sáng tạo nội dung (creator) hay một brand nào đó. Mỗi một loại social token sẽ có use case khác nhau tùy thuộc vào bên phát hành token.

Dựa theo tính năng thì Social Token được chia làm ba loại:
  • Social Platform token: token của nền tảng phát hành và giao dịch các social token
  • Personal token: token của một cá nhân
  • Community token: token của một cộng đồng
Các use case của Social Token
  • Thanh toán: các fan có thể sử dụng social token để mua lại những sản phẩm của các KOL, các brand phát hành.
  • Gây quỹ: các KOL, các cộng đồng có thể gây quỹ thông qua Social token. Và quá trình này diễn ra hoàn toàn minh bạch nhờ tính chất của blockchain. Sẽ không còn phải thông bên thứ ba nào kiểm soát và quản lý cho những hoạt động đó. Dẫn đến những yếu tố như sao kê là không còn cần thiết.
  • Quản trị: với những cộng đồng phát hành social token, có thể thông qua cơ chế bỏ phiếu để quyết định hướng phát triển tiếp theo của cộng đồng đấy (cơ chế tương tự như một DAO).
  • Mang lại giá trị cho người sở hữu: lấy ví dụ về Dogecoin (DOGE), là một token không có giá trị về mặt ứng dụng. Nhưng nhờ cộng đồng lớn mạnh, đã thúc đẩy hiệu ứng mạng lưới (Network Effect) và khiến cho dự án góp mặt trong top những dự án có vốn hóa hàng đầu thị trường. Nhờ đó mang lại những giá trị về mặt vật chất cho người sở hữu nó.
Social-Fi – Mảnh đất màu mỡ đang dần được khai phá
Theo nghiên cứu, quy mô thị trường của các phương tiện truyền thông xã hội toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 94,83 tỷ USD vào năm 2020 lên 308,96 tỷ USD vào năm 2025 (tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 32%) với hơn 4,41 tỷ người dùng.

Gần đây, đã có 2 dự án về mạng xã hội phi tập trung đã gọi vốn thành công là DeSo với 200 triệu USD và Solcial với 2.9 triệu USD. Cả 2 dự án đều được đầu tư bởi các backer nổi tiếng trong giới crypto như a16z, Coinbase Ventures, Alameda Research, Solana Foundation…

Thật ra đã có nhiều dự án làm về Social-Fi, nhưng hầu hết không thu được nhiều sự chú ý từ mọi người. Chỉ đến khi thị trường crypto sôi động trở lại với các trend DeFi, GameFi, NFT thì việc tìm kiếm trend tiếp theo là điều tất yếu. Và với việc 2 dự án trên đều có dàn backer nổi tiếng thì đã đánh động được một sự chú ý nhất định về Social-Fi.

Tuy nhiên trong cuộc chơi Social-Fi, nếu bỏ qua các ông lớn hoạt động trong lĩnh vực mạng xã hội truyền thống thì sẽ là một sự thiếu sót rất lớn. Các mạng xã hội truyền thống cũng đã có những động thái nhất định để gia nhập cuộc chơi này.
  • Facebook hợp tác ngân hàng Silvergate để ra mắt stablecoin Diem.
  • Twitter thông báo chính thức rằng sẽ cho phép người dùng mạng xã hội gửi Bitcoin cho những người sáng tạo nội dung mà mình yêu thích.
  • Tiktok phát hành bộ sưu tập NFT nhằm tôn vinh những người sáng tạo nội dung thông qua dự án TikTok Top Moments.
Nhưng như mình đã nói ở trên, các phương tiện truyền thông xã hội truyền thống này phải giải quyết được những vấn đề về quyền riêng tư, tính bảo mật cũng như đề cao sự trải nghiệm của người dùng thành ưu tiên hàng đầu. Có như vậy, họ mới thật sự skin in the game với SocialFi.


Khi Social-Fi kết hợp với Metaverse

Một năm trước, nếu nói về crosschain, multichain thì đa số mọi người đều nghĩ đó là một ý tưởng điên rồ. Nhưng với sự bùng nổ của DeFi trong năm nay, cùng với việc phát triển các bridge thì việc các hệ sinh thái kết nối với nhau đã không còn chỉ là ý tưởng.

Tương tự với SocialFi, các mạng xã hội hiện nay vẫn đang là những cá thể hoạt động đơn lẻ nhưng mình tin sớm thôi, việc chúng liên kết với nhau chỉ còn là vấn đề thời gian.

Quay lại một chút về Metaverse, việc các công ty công nghệ đang đầu tư để phát triển VR, AR cho thấy tham vọng hướng tới một vũ trụ Metaverse, nơi mà khoảng cách địa lý cũng như những hạn chế về sự tương tác giữa các nền tảng hoàn toàn bị xóa bỏ.

Vậy SocialFi khi có Metaverse sẽ như thế nào? Dưới đây là một vài ví dụ mà mình đã nghĩ ra về sự kết hợp này.

Với creator, các tác phẩm của họ sẽ được trình bày dưới dạng bộ sưu tập NFT ở trang cá nhân trên một nền tảng mạng xã hội. Chỉ những người sở hữu một lượng nhất định Social token của creator mới có thể truy cập vào bộ sưu tập đó. Với họa sỹ, Metaverse sẽ biến trang cá nhân của họ thành một phòng trưng bày nghệ thuật. Còn với ca sỹ, Metaverse sẽ biến trang cá nhân thành một phòng thu âm chuyên nghiệp… Đồng thời, creator cũng kiếm được tiền là token của mạng xã hội nhờ việc chia sẻ nội dung sáng tạo.

View attachment Social-Fi-Big-trend-tiếp-theo-trong-crypto.jpg
 
Bên trên