Những thuật ngữ trong Cryptocurrency cho người mới bắt đầu phần2

tieusuphu

Staff member
Admin
Bài viết
621
Điểm tương tác
386
Điểm
63

Những thuật ngữ trong Cryptocurrency cho người mới bắt đầu phần2​

21. ATH
ATH là từ viết tắt của “All-Time High”, được dùng khi một loại tiền điện tử nào đó đạt đến mức giá chưa từng có.
22. BTD
BTD là viết tắt của “Buy The Dip”, có nghĩa là mua vào khi thị trường có một nhịp giảm giá mạnh. Chiến thuật này được các nhà phân tích kỹ thuật ủng hộ khi nó được hỗ trợ bởi các hình thức phân tích như trong Bollinger Bands hoặc khi giá chạm mức hỗ trợ.
23. To The Moon
“To The Moon” là một cụm từ được dùng để chỉ giá của thị trường Cryprocurrency sẽ tăng nhanh.
24. Pump và Dump
“Pump and dump” là một hình thức thao túng thị trường bằng cách thổi phồng giá của một đồng điện tử nào đó, sau đó liên tục bán ra để kiếm lợi nhuận nhanh chóng. Những con cá voi (whale) đôi khi sử dụng chiến lược này. Quá trình này khá đơn giản: Họ ‘bơm’ rất nhiều tiền vào một loại tiền điện tử nhỏ, thổi giá lên cao trên các phương tiện truyền thông, khiến cho tiền điện tử tăng giá và các nhà đầu tư khác sẽ nhanh chóng bị thu hút bởi giá tăng. Khi đó, các pumper sẽ bán lại số coin liên tục để dìm giá coin đó xuống rất thấp, phục vụ cho mục đích kiếm lợi nhuận của mình.
25. Stop Loss
Cắt lỗ hay dừng lỗ. Cũng tương tự như Stop Limit, Stop Loss cũng là lệnh để hạn chế thua lỗ. Tuy nhiên, Stop Loss chỉ dùng để bán khi giao dịch đạt đến stop price. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng lệnh Take Profit (chốt lời) – bán khi giao dịch có lời để giảm rủi ro.
26. Margin
Giao dịch ký quỹ – thuật ngữ chỉ việc dùng đòn bẩy tài chính trong đầu tư. Hiện nay, hình thức này vẫn chưa phổ biến trong thị trường tiền mã hoá, chỉ một số ít sàn giao dịch có chức năng này. Tuy nhiên, giao dịch ký quỹ là hình thức đầu tư rất rủi ro, nhà đầu tư nên xem xét kỹ lưỡng trước khi thực hiện giao dịch.
27. Mining
Đào, khai thác. Đây là một đặc tính khá thú vị của một số loại tiền điện tử như Bitcoin, cho phép người tham gia trong mạng lưới giải quyết những “bài toán” hệ thống để nhận tiền điện tử. Những người thực hiện công việc này được gọi là miner (thợ đào), họ có thể dùng các công cụ như máy đào để thực hiện công việc này.
28. Hodl
Hodl là một thuật ngữ được sử dụng trong tiền điện tử để chỉ khi một người nắm giữ một coin nào đó mà không bán ra, bất kể giá bị xuống như thế nào. Thuật ngữ này bắt nguồn từ khi một bài đăng của thành viên có nick Game Kyuubi trên bitcointalk anh đã viết một bài đăng vào ngày 18 tháng 12 năm 2013 mô tả lý do tại sao anh ta sẽ giữ mã thông báo (token) của mình, mặc cho thị trường Crypto đang giảm vào thời điểm đó.Tuy nhiên, thay vì gõ là “holding” (nắm giữ), anh ta gõ nhầm thành “hodling” với tiêu đề: “I AM HODLING”. Lỗi đánh máy này trở nên khá phổ biến và cuối cùng phát triển thành một từ viết tắt.
29. Bear
Từ này được dùng khi một nhà đầu tư tin rằng tài sản hoặc thị trường nhất định sẽ giảm giá và họ muốn kiếm lời từ việc bán khống. Thuật ngữ này có thể được sử dụng như một danh từ và một tính từ, ví dụ như “tiền điện tử này tiếp tục xu hướng giảm giá”.
30. Whale
“Whale” được sử dụng để chỉ những người có nhiều vốn để đầu tư. Thông thường các whale thường xâm nhập vào thị trường bằng cách đầu tư nhiều tiền vào một loại tiền điện tử ít phổ biến để làm cho nó tăng giá trị.
31. DApp
DApp là viết tắt của cụm từ “decentralized app” (ứng dụng phi tập trung). Không giống như một ứng dụng thông thường (sử dụng các máy chủ tập trung để chạy mã của ứng dụng), một DApp sẽ chạy trên một mạng ngang hàng phi tập trung (decentralized peer-to-peer network). Một ví dụ nổi tiếng có thể kể đến là CryptoKitties, một trò chơi nuôi mèo. Sàn giao dịch nổi tiếng EtherDelta cũng là một dạng DApp.
Các DApp cũng cần có front-end để hoạt động. Yêu cầu này giúp phân biệt chúng với các hợp đồng thông minh, chỉ chạy trên back-end.
32. Fork
Fork là một từ kỹ thuật thường được dùng bởi các nhà phát triển của Bitcoin nói riêng hay trong giới lập trình nói chung mà cụ thể là trong các dự án mã nguồn mở. Nó đơn giản chỉ là sử dụng mã nguồn của một phần mềm trước đó sau đó thay đổi đi để tạo ra một chức năng khác. Ví dụ khi bạn cập nhật một ứng dụng trên chiếc smartphone thì bạn đã có được một bản Fork từ phiên bản cũ, thì khái niệm “Fork” trong Bitcoin cũng tương tự như vậy.
Một blockchain fork có thể phát sinh vì nhiều lý do. Có thể là do các yêu cầu về bảo mật an ninh, cũng có thể một phần trong cộng đồng muốn đưa dự án theo một hướng khác, hoặc có lẽ có một vài các quy tắc quản trị mới được thêm vào mã của blockchain. Một hardfork (bản cập nhật phần mềm bắt buộc và sẽ gây xung đột với phiên bản cũ hơn) sẽ làm cho các block, giao dịch không hợp lệ trước đó biến thành hợp lệ, trong khi một SoftFork (bản cập nhật phần mềm không gây xung đột với phiên bản cũ hơn, không bắt buộc và cho phép mạng điều chỉnh thêm các tính năng mới trong khi đang xử lý) sẽ làm cho các block hợp lệ trước đây trở thành không hợp lệ.
33. POW
Proof of Work là một cách để xác nhận các giao dịch. Nó ngăn chặn một cuộc tấn công vào network bằng cách làm cho việc tính toán khai thác trở nên khó khăn và ngăn chặn nhiều yêu cầu giả mạo. Phải mất một thời gian dài để các thợ mỏ tính toán các phương trình block, nhưng sau đó họ sẽ nhận được thành quả sau khi giải được
34. POS
Proof of Stake là một cách khác để xác thực các giao dịch. Block được chọn và khai thác dựa trên mức độ giàu có hoặc “cổ phần” của nó. Khi nó đang được xử lý thì sẽ không có gì cả, nhưng ” foragers” (thợ rèn) (tương tự như người miner) thay vào đó sẽ lấy phí giao dịch.
35. DeFi
DeFi là viết tắt của Decentralized Finance hay tài chính phi tập trung. DeFi là nền tài chính phi tập trung (hay tài chính mở). Trong đó, các tổ chức, thị trường hay các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung.
36. CeFi
CeFi là tài chính tập trung, trong đó các thành phần như tổ chức, thị trường giao dịch hay các công cụ đều được quản lý tập trung.
Trong tài chính tập trung luôn đi kèm với cụm từ “custodial” hay uỷ thác. Tức là các tài sản, sản phẩm, dịch vụ trong tài chính sẽ được uỷ thác cho tổ chức nào đó.
37. Oracle
Là những hệ thống cung cấp dữ liệu theo thời gian thực cho các blockchain và smart contract. Các dữ liệu này có thể là: giá cả (giá BTC, ETH), tin tức (kết quả bầu cử, bóng đá), tình hình thời tiết (nắng, mưa),…
Nhờ Oracle, blockchain và smart contract (on-chain) có thể tương tác với dữ liệu bên ngoài (off-chain)…Từ đó, Oracle trở thành một thành phần không thể thiếu của các mảng khác như: Thị trường phái sinh, bảo hiểm, sàn giao dịch,…
38. AMM
Automated Market Makers (AMMs) là một trong những đột phá lớn nhất của DeFi. Nhờ AMM ai cũng có thể trở thành những nhà tạo lập thị trường (market maker), một việc rất khó ở thị trường tài chính truyền thống thì hiện nay có thể dễ dàng đạt được thông qua việc cung cấp thanh khoản.
39. Derivative
DerivaDEX (DDX) là một sàn giao dịch phái sinh phi tập trung (Derivatives Dex).
Sản phẩm phái sinh của DerivaDEX là Perpetual Contract. Nó cho phép anh em dùng đòn bẩy đánh Long/Short giá cả của một số Coin & Token phổ biến hiện nay mà không cần phải mua và Coin & Token đó.
40. Synthetic
Synthetic asset là các token đại diện kỹ thuật số của các phái sinh. Trong đó các công cụ phái sinh là các hợp đồng tài chính cung cấp khả năng tiếp xúc tùy chỉnh đối với tài sản cơ bản hoặc vị thế tài chính, synthetic asset là đại diện được token hoá của các vị trí đó.
41. Lending & Borrowing
Lending & Borrowing có thể được hiểu theo nghĩa đen là cho vay và đi vay, trong đó:
Lenders (Depositors) cho vay để nhận lãi suất từ khoản tiền gửi của họ.
Borrowers (Loan takers) sẽ đi vay và trả lãi suất cho khoản tiền họ vay.
42. DeFi EcoSystem
Hệ sinh thái trong Crypto là một hệ thống gồm nhiều sản phẩm kết nối và hỗ trợ lẫn nhau bên trong một Blockchain, mỗi Blockchain lúc này cũng giống như một công ty cung cấp cơ sở hạ tầng, họ cũng sẽ muốn phát triển một hệ sinh thái đầy đủ của bản thân.
43. Cross Chain
Mỗi một mạng lưới blockchain có một cấu trúc khác nhau, do đó những giao thức để chúng có thể chuyển tài sản qua lại với nhau còn rất hạn chế. Việc này giống như người Việt rất khó sử dụng đồng Yên của Nhật để chi trả chi phí ở Việt Nam và người Nhật cũng rất khó để sử dụng VND để chi trả chi phí ở Nhật vậy.
Cross-chain, giống như tên gọi, là giải pháp giúp chuyển tài sản từ chain này sang chain khác, nhằm tối ưu khả năng kết hợp giữa các chain.
Qua bài viết trên còn những thuật ngữ nào mà bạn đang quan tâm nhưng chưa biết ý nghĩa hãy để lại comment sẽ giải đáp giúp bạn nhé!
Nếu bài viết này mang lại thông tin hữu ích hãy chia sẻ cho tất cả mọi người được biết đến.
 
Bên trên